5 câu chuyện sống sót kì lạ nhất mọi thời đại
1. Gia đình Robertson
Gia đình Robertson bị mất tích 38 ngày trên biển. Ban đầu, Patriarch Dougal Robertson, một nông dân chăn nuôi bò sữa của Anh, chỉ muốn đưa gia đình lên thuyền để bắt đầu tham dự vào “Trường học của cuộc đời”, như cách con trai ông gọi nó.
Vào ngày 27 tháng 1 năm 1971, Dougal – vợ ông và bốn đứa con của nhỏ lên một con thuyền bằng gỗ có tên là Lucette. Douglas, người con trai cả nói với BBC rằng cha mình chỉ chuẩn bị rất ít cho chuyến đi mặc dù ông đã ở trong lực lượng hải quân thương gia Anh. Trong cuộc hành trình 17 tháng trên biển, cả gia đình ở trong tình trạng tốt, đi thuyền từ cảng này đến cảng khác và ngắm nhìn thấy thế giới. Nhưng vào ngày 15 tháng 6 1972, con thuyền gặp phải một nhóm cá voi sát thủ ngoài khơi bờ biển quần đảo Galapagos. Lũ cá voi tấn công thuyền, đánh vỡ nó và khiến nó ngập trong nước. 6 người xuống một cái bè nhỏ mang theo với phao cứu sinh và ít thực phẩm chỉ đủ cho 6 ngày. Họ sống sót nhờ nước mưa và săn bắt rùa biển, trôi dạt trên biển với hi vọng trôi từ Thái Bình Dương đến giữa đại dương, nơi những cơn sóng sẽ đẩy họ về Mỹ. Gia đình Robertson được các ngư dân Nhật Bản cứu vào ngày 23 tháng 7 năm 1972.
2. Cuộc viễn chinh của tàu Endurance
Ernest Shackleton đã đến cực nam một lần, và lại sẵn sàng để đối mặt với nó một lần nữa vào năm 1914 trong một nhớm gồm 28 người đàn ông. Họ đã hy vọng băng qua các lục địa đến với một con tàu đang chờ sẵn ở phía kia. Thay vào đó, họ trở nên vô vọng khi bị kẹt lại trong bằng lúc con tàu Endurance vỡ tan ra.
Dần dần, đồ ăn cũng bắt đầu cạn kiệt. Những người đàn ông phải xuống thuyền cứu hộ để bơi 14 ngày trong cái lạnh cóng người ở Nam Cực để đến được bờ. Từ đó, họ gia nhập một đoàn thám hiểm khác đến đảo Nam Georgia, hòn đảo gần nhất có người ở, cách 1.600 kilomet so với vị trí ban đầu đưa ra. Mặc dù nhiều khó khăn, nhưng tất cả 28 người đều sống sót, chỉ có vài chú chó đi theo đoàn là bị chết.
3. Juliane Koepcke
Juliane Koepcke có một câu chuyện sống sót kì lạ. Vào đêm Giáng sinh năm 1971, Koepcke bay trên chiếc máy bay LANSA 508. Chiếc máy bay đã bị sét đánh và bắt đầu tan ra trong không trung. Khi tỉnh dậy, Koepcke thấy mình vẫn còn bị buộc vào ghế bởi đai an toàn, ở rừng nhiệt đới Peru.
Bị va đập và bị thương. Xương đòn bị vỡ, nhưng Koepcke vẫn còn sống – người sống sót duy nhất của chuyến bay. Koepcke chỉ còn một mình trong rừng vắng. Vài viên kẹo là thức ăn duy nhất cùng dòng suối nhỏ mà cô tìm thấy là nước uống. Côn trùng trong rừng đã nhanh chóng tấn công và khiến cánh tay Koepcke bị nhiễm trùng. Sau 9 ngày lang thang, cô tìm thấy một cái trại nhỏ, và bắt đầu tự sơ cứu với xăng và vài dụng cụ nghèo nàn. Vài giờ sau đó, những người thợ xẻ gỗ đã tìm thấy Koepcke và đưa tới bệnh viện. Câu chuyện kì lạ của Koepcke đã được đưa lên bộ phim tài liệu “Đôi cánh của hi vọng” vào năm 2000 của đạo diễn Werner Jerzog – người đặt chỗ trong cùng chuyến bay với Koepcke, nhưng đã hủy chuyến chỉ vài phút trước giờ bay.
4. Aron Ralston
Ralston được biết đến với hình ảnh một anh chàng tự cắt tay của mình ra để thoát khỏi một tai nạn leo khi một mình leo ở hẻm núi Blue John, bang Utah. Trên đường leo xuống, một tảng đá lỏng ra và kẹp chặt lấy tay anh. Không có ai ở đó, cũng chỉ còn chút nước uống và đồ ăn, Ralston phải tự cứu lấy mình. Mất ba ngày trước khi anh đi đến quyết định tự cắt tay trái của mình. Hai ngày đầu thử mọi phương pháp nhưng gần như vô vọng, nước đã hết, anh phải uống nước tiểu của mình để tồn tại. Đến ngày thứ sáu, có một ý tưởng đến với Ralston: anh có thể cắt bỏ một phần cánh tay dễ hơn bằng việc phá vỡ xương trụ. Suốt một giờ đau đớn vật lộn với công cụ cắt rẻ tiền, anh đã thực hiện thành công ca “phẫu thuât” và quay trở lại vị trí để xe ban đầu chỉ với 1 cánh tay. May mắn thay, chỉ sáu giờ sau ca phẫu thuật, Ralston đã được một gia đình châu Âu tìm thấy và được đưa cấp cứu khi anh đang ở bên bờ vực của cái chết do mất máu. Ralston vẫn còn sống tới ngày nay, anh vẫn tiếp tục các cuộc thám hiểm ngoài trời, gặp gỡ trò chuyện tại các hội thảo và tham gia trong một bộ phim về cuộc đời của mình có tên “127 giờ”.
5. ADA Blackjack
Ada Blackjack là một thành viên của dân Inupiat bản địa, Alaska. Cô được hai người Canada tên là Vilhjalmur Stefansson và Allan Crawford thuê để đi cùng chuyến thám hiểm tới đảo Wrangel, lãnh thổ Nga bây giờ. Blackjack là thợ may và đầu bếp của đoàn thám hiểm. Năm thành viên của đoàn thám hiểm đến hoàn đảo vào ngày 16 tháng 9 năm 1921 như một sự đánh dấu về lãnh thổ, nhưng khẩu phần ăn của họ dần trở nên cạn kiệt. Ba người phải rời đoàn đi tìm sự giúp đỡ trong khi Blackjack chăm sóc của một thành viên bị ốm, người này về sau bị chết để lại cô một mình trên đảo. Blackjack đã sống trên đảo hai năm trong những nguy cơ rình rập tấn công của các chú gấu bắc cực. Cô đã học cách săn hải cẩu để có thịt ăn cho đến khi được giải cứu vào ngày 28 Tháng Tám năm 1923, gần hai năm sau khi bị bỏ lại trên đảo. Tuy nhiên, Blackjack đã không được chào đón như một người hùng khi trở về, thay vào đó cô còn bị chỉ trích vì không cứu sống thành viên đoàn mà cô được giao chăm sóc mặc dù gia đình nạn nhân đã tuyên bố rằng Blackjack đã cố gắng hết sức để cứu mạng con trai của họ. Blackjack sống phần cuối cuộc đời của mình trong nghèo đói và cô mất vào năm 1983.
H. Nguyễn (Tổng hợp)