3 giai đoạn phát triển quan trọng trong cuộc đời một bé trai

Tác giả: coaynoiĐăng ngày: 03/08/2018Lần cập nhập cuối: 31/12/2020

Dưới đây là 3 mốc phát triển chính trong cuộc đời một bé trai mà các bậc phụ huynh cần nhớ.

1. Giai đoạn 1: Từ trẻ sơ sinh đến 6 tuổi

Trẻ nhỏ là trẻ nhỏ, bất kể là nam hay nữ. Chúng thích người lớn chơi cùng, bế ẫm và nói chuyện cùng. Chúng đơn giản chỉ đang tìm kiếm sự chú ý.

3 giai đoạn phát triển quan trọng trong cuộc đời một bé trai - 1

Nhưng khi lớn lên, bé trai khám phá ra thế giới xung quanh qua các hoạt động khác nhau, và bố mẹ cần giúp đỡ con trong việc này. Đây là những điều bố mẹ nên chú ý trong giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ.

Nếu người mẹ trải qua giai đoạn trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến đứa trẻ vì tình yêu cuộc sống truyền từ người mẹ sang con.

Các bé trai cần sự tham gia của bố mẹ trong sự phát triển của mình. Người mẹ đóng một vai trò chủ yếu trong yêu thương và quan tâm. Điều này rất quan trọng vì trẻ cần cảm thấy được yêu thương và tự tin.

3 giai đoạn phát triển quan trọng trong cuộc đời một bé trai - 2

Vai trò của người bố cũng vô cùng quan trọng. Đó sẽ là người mà đứa trẻ muốn trở thành, người mà từ đó chúng học được điều gì tốt và điều gì xấu.

Tình yêu của mẹ là vô điều kiện. Mẹ yêu con trai của mình chỉ vì đó là con của mẹ. Nhưng tình yêu của người bố hoàn toàn khác. Nó cần được chứng minh bằng những việc làm tốt, những hành vi hợp lý. Đó là cách mà bé trai sẽ học về đạo đức và các nguyên tắc cơ bản. Nếu sự cân bằng không được giữ hợp lý, một đứa bé trai sẽ lớn lên và trở thành một tên độc tài hoặc một người chỉ biết nghĩ đến bản thân mình.

2. Giai đoạn 2: Từ 6 đến 13 tuổi

Đây là lứa tuổi mà các bé trai bắt đầu nhận biết về giới tính của mình và học một số trò chơi “trẻ con”. Sự có mặt của bố mẹ trong giai đoạn phát triển này là vô cùng cần thiết.

3 giai đoạn phát triển quan trọng trong cuộc đời một bé trai - 3

Bố mẹ không nên cố gắng bảo vệ con khỏi những hoạt động có tính hiếu chiến và nam tính, mà nên chấp nhận những sở thích mới của con. Hãy tôn trọng tính đàn ông của con, khuyến khích sự phát triển, tính độc lập và cảm giác mong muốn phiêu lưu. Nếu cậu bé muốn chơi với một chiếc súng đồ chơi, hoặc một game bạo lực, cậu ta sẽ tìm ra một cách để chơi cho dù bạn ngăn cấm.

Tôn trọng cá tính của con trai vì không có cậu bé nào giống nhau. Có rất nhiều cách để thể hiện sự nam tính và tất nhiên, việc cậu bé không chút nào quan tâm đến các hoạt động hay trò chơi con gái nữa cũng là điều vô cùng bình thường.

3 giai đoạn phát triển quan trọng trong cuộc đời một bé trai - 4

Khuyến khích các sở thích đa dạng của con. Nhiều cha mẹ muốn con phải cùng sở thích giống như mình. Nhưng khuyến khích con tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau sẽ làm phong phú thêm cuộc sống của con và giúp con đánh giá cao sự tự do lựa chọn.

Bố mẹ không nên có các kì vọng dựa trên vấn đề giới tính. Các nhà khoa học nói rằng, những chàng trai không bị mắc kẹt trong các vai trò giới tính sẽ độc lập hơn, cởi mở hơn, và có khả năng tình dục cao hơn so với những người khác

Dạy con đối phó với những lời chỉ trích. Dạy con cách có thể tự đứng lên bảo vệ mình mà không cần tỏ ra quá hung hăng.

3. Giai đoạn 3: Từ năm 14 tuổi trở đi

Đây là giai đoạn khi cậu bé của bạn trở thành một thiếu niên. Giai đoạn này diễn ra khó khăn vì hoạt động nội tiết khiến các cậu con trai trở nên dễ tức giận và thậm chí hung dữ. Cách tốt nhất là hướng năng lượng này vào đúng nơi.

3 giai đoạn phát triển quan trọng trong cuộc đời một bé trai - 5

Bố mẹ cần giúp con chịu trách nhiệm về hành vi của chính mình vì trách nhiệm không đến một cách tự nhiên, nó phải được dạy. Chìa khóa để giảng dạy trách nhiệm là đảm bảo rằng con bạn hiểu được một thực tế quan trọng: Quyền lực, đặc quyền và trách nhiệm đi cùng nhau. Khi trách nhiệm cao, thì điều kia tồn tại. Khi trách nhiệm thấp thì hai điều kia cũng bị giảm đi theo.

Cho con cơ hội để thiết lập bản sắc riêng của mình. Bố mẹ nên cho con được nhiều sự độc lập hơn, trừ khi thấy con bạn đi cùng với người bạn xấu.

Quy định trước về các nguyên tắc và kỷ luật. Nên có các quy tắc về những việc con có thể làm và hình phạt nghiêm khắc nếu con vi phạm. Nếu không bạn sẽ rất khó để giải thích tại sao bạn lại phạt con vì việc làm nào đó.

Quan trọng nhất, bố mẹ vẫn phải đóng vai trò làm tấm gương cho con. Cho dù bạn có dạy con như thế nào mà bạn làm ngược lại thì những lời dạy dỗ đều trở nên vô giá trị. Hãy làm tấm gương tốt và việc nuôi dạy con sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Thảo Nguyên

Theo Brightside