12 loại Acid dưỡng da phổ biến bạn nên biết
Dưỡng da bằng acid, nghe như đùa mà lại là thật, thậm chí nó đã trở thành xu hướng cực kì thịnh hành nhiều năm trở lại đây. Có rất nhiều loại acid khác nhau trong các sản phẩm dưỡng da, mỗi loại sẽ mang đến một lợi ích dành cho làn da. Bài viết này, Cô Ấy Nói sẽ điểm qua một số loại acid dưỡng da phổ biến mà bạn thường gặp và lựa chọn sử dụng.
1. Hyaluronic Acid
Đây có thể coi là loại acid quen mặt nhất với các bạn yêu làm đẹp. Hyaluronic Acid có trong cơ thể người, là thành phần dưỡng ẩm rất hiệu quả vì khả năng giữ ẩm gấp 1.000 lần khối lượng riêng của chính nó. Dưỡng da bằng các sản phẩm có chứa hyaluronic giúp da ngậm nước, căng mọng và làm đầy các rãnh nhăn nhỏ, giúp chống lão hóa hiệu quả.
2. Salicylic acid
Salicylic acid cũng là một chất cực kì phổ biến, là một acid thuộc nhóm BHA có tác dụng rất hiệu quả trong điều trị mụn. Salicylic acid tan trong dầu nên có khả năng thâm nhập sâu bên trong da, làm sạch lỗ chân lông, ngăn không cho mụn có môi trường sinh sôi phát triển.
Saliciylic acid còn loại bỏ da chết giúp cấu trúc da trở nên mềm mại và cải thiện vấn đề lỗ chân lông to. BHA sẽ không khiến da nhạy cảm với ánh sáng, vì vậy chúng ta có thể sử dụng loại acid này cho cả ban ngày và ban đêm, tất nhiên là bạn vẫn nên dùng kèm kem chống nắng.
3. L-ascorbic acid
L-ascorbic acid là một dạng vitamin C phổ biến và hoạt động hiệu quả nhất. Chất này giúp chống oxy hóa mạnh mẽ cho da, làm mờ các đốm nâu, ức chế quá trình sản sinh hắc sắc tố, đem đến làn da sáng mịn, làm giảm tốc độ lão hóa, tăng cường collagen dưới da. Tuy nhiên, dạng vitamin C này rất kém bền vừng, dễ bị oxy hóa, khi sử dụng bạn nên bảo quản cẩn thận.
4. Glycolic acid
Glycolic acid là một loại AHA có nguồn gốc từ mía đường, dứa,… Glycolic acid cũng là loại AHA xuất hiện phổ biến nhất trong các sản phẩm dưỡng da. Hợp chất acid này dễ dàng tan trong nước và có cấu trúc phân tử nhỏ nhất trong nhóm AHA nên thẩm thấu sâu và nhanh nhất qua da.
Glycolic acid điều trị những tế bào bị tổn thương, cải thiện tình trạng mụn, giảm sự ảnh hưởng tiêu cực từ ánh mặt trời, thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen và chống lão hóa. Loại acid này cũng có khả năng giảm lượng melanin trên da nên cũng hỗ trợ làm trắng da tốt.
5. Lactic acid
Lactic acid cũng nằm trong nhóm AHA như glycolic acid và có tác dụng tương tự nhưng yếu hơn. Lactic acid xuất hiện trong các chế phẩm từ sữa, sữa chua và cả mật ong hữu cơ. Giống như mọi loại AHA, lactic acid giúp tẩy tế bào chết tuy nhiên do kích thước phân tử lớn nên khả năng này yếu, có chống lão hóa nhưng không có tác dụng giảm nhăn.
Nhưng bù lại, khả năng dưỡng ẩm của lactic acid tốt hơn nên sẽ mang lại làn da mượt mà, căng bóng. Ngoài ra loại acid này cũng hỗ trợ trị mụn tốt. Chính vì những lí do trên, lactic acid là lựa chọn phù hợp và an toàn cho da nhạy cảm.
6. Kojic acid
Kojic acid được điều chế từ các loại nấm hoặc xuất hiện trong quá trình nấu gạo lên men và sake. Loại acid dưỡng da này có tác dụng ức chế quá trình sản sinh melanin gây ra thâm sạm. Với những bạn có nhu cầu làm trắng da an toàn, Kojic acid là thành phần được khuyên dùng hơn so với hydroquinone, vì vẫn hiệu quả mà an toàn hơn cho da, có thể sử dụng trong một thời gian dài.
7. Ferullic acid
Đây là 2 loại acid dưỡng da có khả năng chống oxy hóa tốt, đẩy lùi dấu hiệu lão hóa bằng cách ngăn không cho gốc tự do bị phân hủy bởi ánh nắng mặt trời và tác động từ môi trường. Đây cũng là những loại acid giúp tăng sinh collagen trẻ hóa da.
Bên cạnh đó, Ferullic acid sẽ phát huy tốt hơn nếu được dùng chung với chất như vitamin C và E.
8. Mandelic acid
Mandelic acid có nguồn gốc từ hạt hạnh nhân, là một acid dưỡng da nằm trong nhóm AHA có hiệu quả chống oxi hóa mạnh. Nhưng khác với các loại AHA khác, mandelic có khả năng tan tốt trong dầu nên đồng thời đóng vai trò như một loại BHA. Ngoài khả năng cải thiện bề mặt da và làm trắng, mandelic acid còn làm sạch lỗ chân lông và trị mụn. Kích thước phân tử lớn nên loại acid này cũng ít gây kích ứng, da nhạy cảm có thể dùng được.
9. Acid Citric
Acid Citric là acid thuộc nhóm AHA, có trong vỏ cam, vỏ chanh dùng để điều trị các vấn đề da lão hóa, sạm nám và cũng là thành phần được sử dụng để cân bằng độ pH trong các sản phẩm dưỡng da.
Citric Acid cũng mang lại khả năng tẩy tế bào da chết, loại bỏ dầu thừa, bã nhớn giúp thông thoáng lỗ chân lông. Các thành phần dưỡng chất chống oxy hóa trong Citric Acid được đánh giá có thể sửa chữa làn da hư tổn. Nhưng nổi bật nhất vẫn là công dụng làm trắng da, ngăn ngừa melanin, làm mờ các đốm nâu và chống oxy hóa tuyệt vời, giúp da săn chắc, đàn hồi, chậm quá trình lão hóa.
10. Azelaic acid
Azelaic acid được chiết xuất từ ngũ cốc, như lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen. Azelaic acid vượt trội về khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, điều trị mụn và phục hồi nền da. Da nhạy cảm sau khi dùng azelaic acid một thời gian sẽ khỏe hơn, giảm nguy cơ kích ứng da. Giống như các loại acid thuộc nhóm AHA hay BHA, azelaic cũng giúp tẩy da chết và làm da sáng hơn.
11. Azelaic acid
Khi bạn muốn ngăn chặn tình trạng da bị lão hóa hãy sử dụng các sản phẩm có Azelaic acid. Đây là một loại acid có nguồn gốc từ vitamin A, được dùng để trị mụn, làm mờ nếp nhăn, chống sự suy giảm collagen. Thường thì bạn chỉ cần dùng mỹ phẩm chứa chất Retinol, khi thoa lên da, các enzyme có sẵn trong cơ thể sẽ tự chuyển hóa Retinol thành Retinoic Acid, kích thích quá trình sản sinh collagen và tái tạo tế bào.
12. Linoleic acid và Oleic acid
Linoleic acid và Oleic acid là 2 loại acid béo được tìm thấy trong nhiều loại dầu thực vật. Trong khi tác dụng chính của linoleic acid là chữa lành và chống viêm giúp hỗ trợ trị mụn, thì oleic acid lại có khả năng siêu giữ nước và dưỡng ẩm cho da.
Một số loại dầu chứa linoleic acid như: dầu hạt xương rồng, dầu argan, dầu rosehip… Dầu chứa oleic acid phổ biến nhất chính là dầu olive.
Trên đây là các loại acid mà bạn thường gặp nhất trong mỹ phẩm, trái ngược với tên gọi acid nghe có vẻ đáng sợ, chúng mang lại rất nhiều lợi ích tốt cho da. Tùy vào tình trạng da mà bạn hãy lựa chọn loại acid phù hợp với mình nhé, hãy nhớ chú ý đến nồng độ acid trong sản phẩm và đừng bao giờ quên sử dụng kem chống nắng.
Tổng hợp